Trầm cảm sau sinh là một “tâm bệnh” rất phổ biến mà rất nhiều mẹ bỉm sữa gặp phải trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ người hiểu về “tâm bệnh” này rất ít vì thế đã có nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra.
Trầm cảm sau sinh nếu như không được phát hiện sớm, có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khó lường. Bài viết hôm nay sẽ là sự chia sẻ của các chuyên gia về trầm cảm sau sinh là gì. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả. Quý bạn đọc hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về tâm bệnh này nhé!
⇨ Xem thêm: sau sinh bị khô hạn nên bổ sung gì
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng cảm xúc của người mẹ bị rối loạn. Người mẹ thường có những ý nghĩ và hành động tiêu cực. Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tinh thần luôn lo lắng bất an dẫn đến tình trạng buồn bực và hay cáu gắt.
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý có thể xảy ra ở bất cứ mẹ bỉm sữa nào sau khi sinh con. Tuy nhiên, tùy vào mỗi hoàn cảnh mà mức độ trầm cảm ở mỗi mẹ bỉm sữa nặng nhẹ sẽ không giống nhau.
Thường trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ, nếu như gia đình phát hiện sớm, có biện pháp khắc phục kịp thời có thể tự điều trị khỏi tại nhà. Đối với những trường hợp trầm cảm ở mức độ nặng thì cần phải đưa đến các trung tâm điều trị, để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả không đáng có.
Dấu hiệu giúp các bạn nhận biết trầm cảm sau sinh
Các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết mẹ bỉm sữa có bị trầm cảm sau sinh hay không:
- Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi quá mức
- Tâm trạng bồn chồn, lo lắng, ủ rũ hay chán nản
- Thường xuyên tức giận, khó chịu, cáu gắt
- Không có hứng thú, háo hức hay cảm xúc với bất kỳ hoạt động nào xung quanh, ngay cả khi hàng ngày yêu thích
- Khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm hoặc ngủ hay gặp ác mộng và thường không thể ngủ lại được.
- Không tập trung, trí nhớ kém, khẩu vị thay đổi, cân nặng bất thường, giảm hứng thú trong các hoạt động hoặc chuyện chăn gối
- Không có cảm xúc với con, hoặc cảm thấy bản thân không tốt, không hoàn hảo
- Thường có những suy nghĩ, hành động quá kích với bản thân, con cái và những người xung quanh.
Trầm cảm sau sinh có thật sự nguy hiểm?
“Có” là câu trả lời cho những ai đang quan tâm đến vấn đề trầm cảm sau sinh có nguy hiểm hay không? Cụ thể:
- Đối với người mẹ bị:
Tâm trạng luôn trong trạng thái tiêu cực, luôn có những ý nghĩ và hành động làm tổn thương bản thân. Đặc biệt thường có suy nghĩ tiêu cực, luôn tìm đến cái chết.
- Đối với con cái:
Đứa trẻ sẽ không được mẹ chăm sóc tốt và đầy đủ, sức khỏe, sự phát triển của trẻ đều bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn, khi người mẹ bị bệnh ở mức độ nặng, thường xuyên có những hoang tưởng sẽ gây nguy hại đến tính mạng của trẻ.
- Đối với hàng xóm láng giềng:
Sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng, cơ thể có thể phải gánh chịu nhiều thương tích, đôi khi còn bị mất mạng khi người mẹ bị trầm cảm ở mức độ quá nặng.
Bị trầm cảm sau sinh bao lâu thì hết – Nhanh hay chậm?
Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện ở những người phụ nữ sau khi sinh được 1 đến 3 tháng, đặc biệt nhất là trong khoảng 3 tuần đầu sau sinh. Chứng bệnh này có thể kéo dài trong vòng vài tháng hoặc cũng có thể là vài năm, tùy vào tình trạng và cách điều trị của người mẹ.
Nên làm gì khi bị trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau sinh thật sự là bệnh lý rất nguy hiểm, không chỉ gây hại cho sản phụ mà còn ảnh hưởng đến con nhỏ và những người xung quanh. Vì thế, khi phát hiện sản phụ bị trầm cảm, mọi người nên:
Đối với người thân và hàng xóm láng giềng xung quanh
- Gia đình nên chủ động hỗ trợ, giúp đỡ người mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ.
- Người thân nên tạo ra những bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp người mẹ có thời gian, không gian ngủ đủ, ngon giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
- Mọi người nên hỗ trợ, giúp đỡ người mẹ giảm đau sau quá trình sinh con. Đặc biệt người chồng có vai trò cực kỳ quan trọng để người vợ có thể vượt qua mọi giai đoạn khó khăn.
- Bạn bè, hàng xóm và nhất là người thân trong gia đình nên thường xuyên lắng nghe, tâm sự, chia sẻ và động viên người mẹ. Nên kể những câu chuyện vui, tích cực cho sản phụ. Tạo cho người phụ nữ nhiều hứng thú mới vui vẻ, lạc quan, thoải mái và dễ chịu hơn trong cuộc sống để dần quên đi những muộn phiền, lo lắng.
Đối với bác sĩ
Khi tình trạng trầm cảm sau sinh của người mẹ trở nên nặng hơn, gia đình thường sẽ đưa đến gặp bác sĩ tâm lý để có biện pháp điều trị giúp người mẹ vượt qua giai đoạn này. Để xác định được tình trạng và có những biện pháp điều trị cho người mẹ, bác sĩ có thể:
- Yêu cầu bạn trả lời những câu hỏi tâm lý, nhằm sàng lọc và xác định các vấn đề về bệnh trầm cảm.
- Làm một vài xét nghiệm để xác định bệnh lý khác với bệnh trầm cảm.
- Ngoài ra bác sĩ có thể điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, điều trị bằng thuốc chống trầm cảm hoặc sử dụng liệu pháp ECT (liệu pháp chống co giật).
Biện pháp giúp phòng tránh tình trạng trầm cảm sau sinh
Các cách giúp tránh trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề cần thiết mà bất kỳ ai cũng nên biết và nắm rõ. Một số biện pháp để có thể tránh tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ như:
Trong quá trình mang thai
- Đối với người phụ nữ bình thường:
Trong quá trình mang thai nên được quan tâm, chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi mang thai, phụ nữ nên tham gia vào các hoạt động tích cực như đi bộ, tập yoga, nghe nhạc, tập những bộ môn thể thao nhẹ nhàng, tham gia những bộ môn nghệ thuật yêu thích nào đó. Hoặc gặp gỡ bạn bè, người thân, những người có kinh nghiệm thai nghén, chăm sóc con cái,… để tâm trạng được thoải mái, thư thái, vui vẻ và luôn ổn định.
- Đối với người phụ nữ có tiền sử bị trầm cảm hoặc có dấu hiệu
Nên thường xuyên đi khám và gặp các chuyên gia tâm lý trong điều trị bệnh trầm cảm.
- Đối với người thân xung quanh
Phải luôn quan tâm, chăm sóc, trò chuyện với thai phụ, giúp cho họ được an ủi động viên, để họ có một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Sau khi đã sinh con
Kiểm tra sớm sau khi sinh để có thể biết và phát hiện được các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Sau sinh phụ nữ cần có chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh như tham gia một vài hoạt động thể chất, đi dạo, tâm sự với bạn bè, người thân hàng ngày. Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, sử dụng các thực phẩm an toàn, tránh các chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có cồn,…
Không gây áp lực cho bản thân, để đầu óc được thoải mái, tránh căng thẳng, không cố làm mọi thứ một mình, không gượng ép để hoàn hảo, nên làm mọi thứ trong phạm vi có thể và bản thân mong muốn.
Không tự cô lập bản thân, hãy tâm sự, bàn bạc, chia sẻ với chồng, cha mẹ, bạn bè hay những người thân xung quanh về các vấn đề, thắc mắc mà bạn gặp phải trong cuộc sống.
Thường xuyên giao lưu với người khác
Tham gia vào các nhóm với các bà mẹ khác để có thể tâm sự, chia sẻ và tham khảo về những trải nghiệm của họ. Từ đó có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm cũng như khiến bản thân cảm thấy hòa mình hơn vào với cuộc sống, tránh khỏi những suy nghĩ cô độc và tiêu cực.
Yêu cầu được giúp đỡ
Sẵn sàng yêu cầu được giúp đỡ từ người khác, cố gắng mở lòng và lên tiếng khi cần sự giúp đỡ từ bất kỳ ai để họ có thể biết là bạn đang cần sự giúp đỡ. Và khi nhận được sự giúp đỡ từ người xung quanh bạn sẽ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hay đơn giản bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp và quan tâm, giúp cho tâm trạng được thoải mái và vui vẻ hơn.
Dành thời gian cho bản thân
Hãy dành thời gian cho riêng bản thân mình, đừng quá cố gắng ôm đồm hết mọi việc lên bản thân mình. Hãy cho bản thân có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi như mặc một bộ đồ đẹp cùng con ra ngoài đi dạo, hay đi đến thăm những người thân, hàng xóm xung quanh. Đặc biệt có thể cùng người bạn đời của mình đi dạo bất kỳ nơi nào đó gần mà bạn muốn.
Đối với gia đình hãy san sẻ việc nhà cũng như chăm sóc con cái giúp người phụ nữ, hãy luôn lắng nghe, thấu hiểu và cùng nhau đồng hành trong mọi quá trình với người phụ nữ đặc biệt là người chồng, người bạn đời.
Lời kết
Như vậy bài viết đã cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề trầm cảm sau sinh. Hy vọng sẽ hữu ích với quý vị, từ đó giúp phòng tránh cũng như nhận biết sớm dấu hiệu trầm cảm sau sinh, có biện pháp khắc phục kịp thời hiệu quả.