Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? TẠI SAO MẸ BẦU BỊ TIỂU ĐƯỜNG?

nav-menu
logo
benh-a-z

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Mẹ bầu nên làm gì?

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
Rate this post
Rate this post

Khi bị tiểu đường thai kỳ, bên cạnh sử dụng thuốc, có chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên thì tiêm insulin cũng là cách kiểm soát nồng độ đường trong máu hiệu quả. Vậy, với những thai phụ tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên qua nội dung bài viết dưới đây.

Insulin là gì?

Insulin là gì?

Insulin là nội tiết tố được tiết ra bởi các tế bào ở tuyến tụy. Chúng có tác dụng điều hòa chuyển hóa năng lượng, kiểm soát nồng độ đường trong máu. Insulin có chức năng tổng hợp acid béo từ glucid, sau đó vận chuyển chúng đến mô mỡ, tăng tổng hợp, dự trữ protein ở hầu hết các tế bào trên cơ thể.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể thai phụ thiếu hụt insulin, khiếm khuyết insulin hay insulin vẫn được tế bào tuyến tụy sản sinh nhưng các tế bào trong cơ thể không đáp ứng với nó khiến insulin không thể phát huy tác dụng. 

Insulin được nhà khoa học có tên là Frederick G. Banting và Charles H. Best phát hiện vào năm 1921, tại Canada. Đến năm 1922, insulin được sản xuất nhằm phục vụ trong công tác điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Insulin đang được sử dụng ngày nay là thành phần hợp chất được các nhà khoa học tổng hợp nên, có cấu trúc, chức năng tương tự insulin tự nhiên trong cơ thể.

Vai trò điều hòa đường huyết của insulin đối với cơ thể

Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin chúng ta hãy cùng điểm qua vai trò của insulin nhé! Các nhà khoa học cho biết, bên cạnh công dụng điều hòa đường huyết, insulin còn có chức năng quan trọng trong chuyển hóa mỡ và protein. Tuy nhiên, vai trò chính và quan trọng nhất của insulin đó là kiểm soát đường huyết.

Sau bữa ăn, lượng đường có trong thức ăn sẽ được hấp thụ từ ruột vào máu, làm tăng lượng đường trong máu. Đường huyết trong máu cao sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đối với cơ thể.

Trước và trong bữa ăn, hormone insulin sẽ được tiết ra bởi các tế bào beta ở tuyến tụy, qua đó làm giảm đường huyết bằng cách chuyển đường trong máu vào dự trữ ở gan và cơ. Khi cơ thể có yêu cầu về năng lượng, lượng đường sẽ được vận chuyển đưa ra ngoài để sử dụng.

Giải đáp – Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Giải đáp - Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Tiêm insulin hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ đã được nghiên cứu và chứng minh an toàn đối với mẹ và thai nhi. 

Sau khi thăm khám, dựa vào mức độ bệnh lý, cơ địa và tình trạng sức khỏe của thai phụ, bác sĩ sẽ xác định chính xác hàm lượng insulin cần tiêm.

Thông thường, lượng insulin cần tiêm vào cơ thể người mẹ sẽ có xu hướng tăng cần khi thai phụ bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Như vậy, tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin thì các chuyên gia đầu ngành cho biết, phương pháp này chỉ được áp dụng trong các trường hợp như:

  • Thai phụ không thể sử dụng thuốc metformin hoặc loại thuốc này gây ra tác dụng phụ
  • Metformin không thể kiểm soát hàm lượng đường trong máu của người mẹ
  • Thai phụ có lượng đường trong máu ở mức quá cao
  • Kích thước thai nhi quá lớn hay lượng nước ối trong tử cung quá nhiều.

Insulin có thể khiến lượng huyết trong cơ thể thai phụ tụt xuống mức thấp. Tình trạng này có thể gây ra một số triệu chứng như: đói, chân tay run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, da tái nhợt, kém tập trung,…

Nếu nhận thấy cơ thể có các triệu chứng trên, thai phụ cần kiểm tra đường huyết ngay để có hướng xử lý kịp thời.

Hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiêm insulin nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, thai phụ cũng cần thay đổi lối sống, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, có chế độ ăn uống lành mạnh.

Tiêm insulin điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiêm insulin điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Bên cạnh tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin thì tiêm insulin có nguy hiểm cho mẹ bầu không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Phương pháp kiểm soát, điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ này có thể mang tới kết quả khả quan. 

Tuy nhiên, việc tiêm insulin cho phụ nữ mang thai cần được thực hiện chuẩn xác và có sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa. Thai phụ cần kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên tối thiểu 4 lần/ ngày bằng cách sử dụng bộ dụng cụ thử đường trong máu tại nhà và ghi lại vào sổ kết quả đầy đủ.

Bên cạnh đó,  thai phụ nên thường xuyên cập nhật số lượng insulin đã sử dụng. Các chuyên gia cho biết thêm, nhu cầu tiêm insulin của thai phụ sẽ tăng cao khi thai nhi phát triển theo thời gian. Nếu điều trị tích cực, lượng đường huyết của chị em sẽ ở mức cân bằng và ổn định.

Hơn nữa, lượng đường huyết trong cơ thể dễ thay đổi trong suốt thai kỳ. Vì thế, ngay cả khi kết quả điều trị khả quan, bệnh nhân cũng cần kiểm tra nồng độ đường huyết thường xuyên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, tiểu đường thai kỳ có thể khiến tốc độ phát triển của thai nhi nhanh hơn mức bình thường. Đây là nguyên do khiến bác sĩ phải theo dõi và ghi chép khả năng tăng trưởng của em bé một cách liên tục thông qua kỹ thuật siêu âm.

Trong trường hợp cần sử dụng thêm thuốc uống để kiểm soát lượng đường huyết thì thai phụ nên thực hiện xét nghiệm non stress test khi thai nhi bước sang tuần 32. Với xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định liệu thai nhi có thực sự nhận được đủ lượng máu cần thiết hay không.

Sau khi tiêm insulin thai phụ cần ăn uống như thế nào?

Sau khi tiêm insulin thai phụ cần ăn uống như thế nào?

Sau khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, chắc hẳn nhiều mẹ bầu sẽ quan tâm chế độ ăn uống sau tiêm insulin. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, có đến 90% thai phụ kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ nhờ tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ tư vấn.

Mỗi bữa ăn của thai phụ cần cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết với tỷ lệ 40% – 50% carbohydrat, 20% – 30% protid và 30% lipid cùng một số khoáng chất, vitamin,… khác.

Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 2 – 4 bữa phụ. Mỗi ngày cung cấp 2 – 2,5 lít nước để phòng ngừa tình trạng đường huyết tăng đột ngột nhưng vẫn đảm bảo được nguồn dinh dưỡng.

Tùy theo chỉ số BMI ( dựa trên chiều cao, cân nặng) của người mẹ trước khi mang thai mà cung cấp lượng carbohydrate cho bữa chính trong khoảng từ 30 – 60g và bữa phụ từ 15 – 30g.

Cụ thể, 15g carbohydrate sẽ tương đương với ⅓ chén cơm trắng, 1 lát bánh mì, 1/2 cái bánh hamburger; 1/2 lạng bánh phở; 1/2 lạng bún; 1/2 chén bắp hoặc đậu xanh, đậu đen; 1/2 lạng khoai lang.

Ngoài ra, mỗi ngày mẹ bầu nên dành ra ít nhất 30 phút đi bộ, tập luyện các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng tăng cường sức khỏe.

Kiểm soát hàm lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể mỗi ngày, vận động phù hợp, tiêm insulin đúng cách sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa các rủi ro cho mẹ và bé.

⇨ RELATED: Mới có bầu nên ăn gì

Tiêm insulin điều trị tiểu đường thai kỳ đến khi nào?

Hầu hết các trường hợp bị tiểu đường thai kỳ đều tiêm insulin tới khi sinh em bé. Nguyên nhân là do các chất tiết ra từ nhau thai có khả năng kháng insulin và sẽ tăng cao khi thai nhi phát triển. Sau khi sinh, nhau thai không còn nên sẽ còn khả năng kháng insulin. Lúc này, mẹ không cần tiêm insulin nữa.

Trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ, dù đã được tiêm insulin thì mẹ bầu cũng cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe. Thăm khám định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định, phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề “tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin”. Trong quãng thời gian điều trị bệnh, mẹ bầu cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. 

mẹ bỉm thông thái

Tôi giúp người bình thường có thể khởi nghiệp với Kinh Doanh 4.0 THÀNH CÔNG trên Internet vốn 0 Đồng. Bắt đầu tạo ra dòng tiền thụ động sau 6 tháng.

Chỉ cần bạn có khát khao lớn, có tư duy, tầm nhìn lớn, có tâm đức cho đi cống hiến, ngồi bất cứ đâu vẫn làm việc được, quy mô trên toàn cầu. Kích hoạt được con số lớn và hiểu về dòng tiền.

JENNY có công cụ sẵn, giá trị thật, có công thức đường đi nước bước, người dẫn đường tâm đức. Chỉ thiếu duy nhất yếu tố con người chuẩn để khớp với công cụ.

Thực sự khao khát thay đổi và nghiêm túc tìm kiếm cơ hội thì ib với JENNY hoặc gặp trực tiếp !!!!  BẤM VÀO ĐỂ TÌM HIỂU

Copyright 2023 © Mẹ bỉm thông thái :: Trang thông tin sức khỏe & đời sống thường ngày