Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Khi trẻ bị nghẹt mũi có biểu hiện gì. Biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh hiệu quả an toàn là nội dung chính bài viết hôm nay muốn gửi đến quý bạn đọc.
Nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Khi thấy trẻ bị nghẹt mũi sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Bởi vì trẻ mới sinh sức đề kháng còn yếu, hơn nữa trẻ vẫn chưa quen với môi trường bên ngoài. Cho nên sức khỏe, hệ hô hấp của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ nhé!
Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là gì – có phải là bệnh không?
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khoang mũi của trẻ có chứa nhiều dịch nhầy, khiến quá trình hô hấp của trẻ bị cản trở. Trẻ sẽ không thể thở bằng mũi, thay vào đó trẻ sẽ thơ bằng đường miệng. Khiến cho giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày của trẻ bị ảnh hưởng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý mà nó là phản ứng trước sự thay đổi của môi trường, của thời tiết. Bên cạnh đó, nghẹt mũi còn là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp quý phụ huynh nắm bắt được những nguyên nhân gây nên hiện tượng nghẹt mũi ở con yêu của mình.
Cha mẹ cần biết chính xác nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Thực tế, hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ nói chung, trẻ sơ sinh nói riêng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu như cha mẹ không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ bị nhầm lẫn, từ đó khiến cho việc xử lý không chính xác.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do các nguyên nhân sau đây gây:
Thay đổi thời tiết
Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị nghẹt mũi là do sự thay đổi của thời tiết. Khi thời tiết sẽ lạnh, nếu như cha mẹ không giữ ấm tốt cho trẻ, trẻ sẽ rất dễ bị sổ mũi hoặc bị nghẹt mũi.
Môi trường sống thay đổi
Khi môi trường sống của trẻ bị thay đổi, trẻ cũng sẽ có những thay đổi theo như khó ngủ, hệ hô hấp của trẻ gặp vấn đề như: sổ mũi, nghẹt mũi, ho, viêm hệ hô hấp.
Trẻ bị nhiễm virus
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém vì thế rất dễ bị lây nhiễm bệnh. Nếu cho trẻ tiếp xúc với những người bị ốm như cảm cúm, cảm lạnh, trẻ cũng dễ bị nhiễm bệnh. Khi trẻ bị nhiễm virus, các bậc phụ huynh sẽ thấy trẻ có các triệu chứng như: ngạt mũi, hắt hơi, ho khan, ho có đờm, họng bị đau.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng trẻ nhỏ bị dị ứng với khói bụi, mùi nước hoa, mùi nước giặt quần áo. Khi bị dị ứng trẻ sẽ bị nghẹt mũi hoặc bị sổ mũi, hắt hơi nhiều.
Trẻ bị viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý tưởng chỉ bắt gặp ở người trưởng thành nhưng đôi khi cũng xảy ra ở cả trẻ nhỏ, bao gồm trẻ sơ sinh.
Một khi trẻ bị viêm xoang, niêm mạc mũi của trẻ sẽ bị sưng, dịch tiết dịch nhiều, khiến các xoang trong mũi bị tắc nghẽn, khiến trẻ bị nghẹt mũi.
Xem thêm: Bổ sung Canxi cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Khả năng ngôn ngữ cũng như khả năng biểu cảm của trẻ sơ sinh chưa phát triển hết. Vì thế, cha mẹ sẽ khó nhận biết là trẻ đang bị nghẹt mũi. Để phát hiện sớm hiện tượng nghẹt mũi của trẻ, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, an toàn và hiệu quả. Các bậc phụ huynh hãy dựa vào các dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ thở khò khè
- Giấc ngủ của trẻ không được sâu
- Trẻ thường bị chảy nước mắt
- Trẻ bị ho khan, ho có đờm, đôi khi còn kèm theo triệu chứng hắt hơi
- Miệng của trẻ bị khô do phải thở bằng miệng.
- Trẻ hay bị sặc hoặc nôn trớ trong quá trình bú mẹ hoặc bú bình. Do dịch mũi chảy xuống họng khiến trẻ không thở dài hơi được.
Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?
Khi bị nghẹt mũi, sinh hoạt hàng ngày của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ hay cáu gắt, giấc ngủ không được sâu, việc bú mẹ cũng gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả, an toàn. Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách như sau:
Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% vào mũi của trẻ
Cha mẹ nên lấy nước muối sinh lý dành cho trẻ nhỏ có nồng độ 0,9% để nhỏ vào mũi của trẻ khi trẻ bị ngạt mũi. Nước muối sinh lý có công dụng làm sạch chất nhầy cũng như làm mềm rỉ cứng ở mũi. Làm cho dịch mũi bị đào thải ra bên ngoài một cách nhanh chóng. Mũi của trẻ sẽ nhanh chóng thông thoáng trở lại, trẻ cũng thoải mái và dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, các thành phần của nước muối còn có công dụng sát khuẩn, ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Cha mẹ bế trẻ nằm ngửa, nhỏ từ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào từng mũi của trẻ, đợi khoảng 1-2 phút dùng khăn mềm lau sạch nước muối chảy ra bên ngoài mũi của trẻ.
Lưu ý: Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 3 lần, trước khi bú và trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không được nhỏ nước muối sinh lý dài ngày nếu không sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị khô.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Hút mũi cho trẻ
Hút mũi cũng là một trong những giải pháp khắc phục hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ tương đối hiệu quả. Trong quá trình hút, dịch nhầy ở mũi của trẻ đã được hút bớt ra bên ngoài. Vì thế, quá trình thở của trẻ sẽ được cải thiện, trẻ sẽ không bị khó thở do nghẹt mũi.
Cách hút mũi cho trẻ khá đơn giản, dễ thực hiện, cha mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 lọ nước muối sinh lý 0,9 % dùng với dụng cụ hút mũi.
Cha mẹ nhỏ vào mũi của trẻ 1 -2 giọt nước muối, đợi 1 vài phút khi dịch nhầy trong mũi đã được làm loãng, cha mẹ lấy dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút cho con. Mỗi ngày cha mẹ chỉ hút từ 2-3 lần trước khi đi ngủ và trước khi ăn. Tuyệt đối không được hút quá nhiều lần trong ngày sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.
Sau khi hút mũi xong, cha mẹ cần vệ sinh dụng cụ hút mũi một cách sạch sẽ, để vào nơi khô thoáng.
Cần bổ sung độ ẩm không khí trong phòng
Trẻ thường bị nghẹt mũi vào mùa đông hoặc mùa hè, nguyên nhân là do mùa đông không khí thường hanh khô, mùa hè nóng bức trẻ có thể phải nằm trong phòng điều hòa nhiều.
Để khắc phục tình trạng nghẹt mũi của trẻ cha mẹ nên bổ sung độ ẩm không khí trong phòng của trẻ bằng máy giữ độ ẩm hoặc máy phụ sương để niêm mạc mũi của trẻ không còn bị đau rát và khô.
Gối cao đầu cho trẻ khi ngủ
Thường trẻ sơ sinh khi đi ngủ sẽ không có gối. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ hãy lấy một chiếc khăn bông mềm và sạch kê bên dưới đầu của trẻ sẽ giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Nguyên nhân là bởi khi gối đầu cao, dịch ở mũi sẽ chảy xuống dưới không bị trào ngược lên trên, vì thế trẻ sẽ không bị khó thở.
Vỗ nhẹ lưng cho trẻ
Biện pháp tiếp theo có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi của trẻ sơ sinh các bậc phụ huynh có thể áp dụng chính là vỗ nhẹ phần lưng của trẻ. Việc vỗ lưng không chỉ làm long đờm mà còn giảm cảm giác khó chịu, tức ngực của trẻ.
Cha mẹ có thể bế vác bé lên vai, cho phần cằm của bé đặt vào vai mình, một tay còn lại đỡ ở phần ngang lưng của trẻ, tiếp đó khum tay lại và vỡ nhẹ nhàng lên lưng của trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể để bé nằm sấp trên người mình, một tay giữ ở phần lưng của trẻ, tay còn lại chụm vào và vỗ nhẹ trên lưng.
Chườm ấm cho trẻ
Chườm ấm là một trong những phương pháp trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả, phương pháp này được rất nhiều bậc phụ huynh áp dụng bởi hiệu quả cao lại rất an toàn.
Nếu cha mẹ nào chưa áp dụng cách này thì hãy làm thử nhé. Trước hết, các bạn nên lấy một chiếc khăn sữa của trẻ, sau đó cho vào chậu nước ấm có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thân thể của trẻ khoảng 2 độ C. Tiếp theo là vắt khô nước ở khăn rồi đắp trực tiếp khăn lên sống mũi của trẻ. Các bạn lặp lại thao tác này 3 – 4 lần, mỗi ngày áp dụng khoảng 3 lần. Sau khi đắp tình trạng nghẹt mũi của trẻ sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.
Massage lòng bàn chân bé
Với những trẻ nhỏ bị nghẹt mũi kèm thêm các triệu chứng hắt hơi. Cha mẹ nên lấy một ít dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp xoa trực tiếp vào lòng bàn chân của trẻ trong khoảng thời gian 1 phút. Sau khi xoa xong thì đi tất chân vào cho trẻ để giữ ấm.
Massage cánh mũi của trẻ
Nếu em bé của bạn đang bị nghẹt mũi khó thở, bạn có thể massage nhẹ nhàng vùng cánh mũi cho trẻ mỗi ngày. Việc massage cánh mũi sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, tình trạng nghẹt mũi cũng không còn.
Bạn chỉ cần dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái, vuốt 2 bên cánh mũi của trẻ một cách nhẹ nhàng, mỗi ngày vài 3 lần.
Tắm nước ấm cho trẻ
Ngoài những cách nêu trên nếu bạn chưa biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Các bạn có thể cho trẻ tắm nước ấm. Hơi nước ấm của nước sẽ làm cho các mao mạch ở đường hô hấp được giãn nở, đờm cũng được làm loãng ra, mang đến cảm giác thoải mái, dễ thở cho trẻ.
Khi cho trẻ tắm nước ấm, các bạn nên nhỏ thêm một vài giọt dầu trầm để vừa giữ ấm cơ thể cho trẻ, cũng như cải thiện tình trạng nghẹt mũi của trẻ một cách hiệu quả nhanh chóng.
Một số vấn đề cha mẹ không được làm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cha mẹ tuyệt đối không được làm các điều sau đây:
- Không được dùng miệng để hút mũi, bởi miệng cũng chứa nhiều vi khuẩn. Việc dùng miệng hút có thể sẽ khiến các tác nhân có hại xâm nhập vào mũi của trẻ gây viêm nhiễm, trẻ cũng có thể bị mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Không áp dụng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng để chữa trị
- Tuyệt đối không được kiêng tắm, khi tắm cần phải tắm nhanh
- Không mặc quá nhiều quần áo cho trẻ để tránh tình trạng bị khó thở
Mách nhỏ các phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Người xưa thường nói “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, vì thế để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cũng như giữ cho trẻ không bị nghẹt mũi, các bậc phụ huynh cần phải:
- Cần phải giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung D3 cũng như cho trẻ bú mẹ đầy đủ.
- Vệ sinh đường hô hấp của trẻ sạch sẽ, đúng cách.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao. Hy vọng sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con trẻ khỏe mạnh.