Trẻ em bị lạnh run nhưng không sốt là hiện tượng khá phổ biến, nhưng phần lớn mẹ bỉm sữa vẫn chưa hiểu rõ về hiện tượng này. Vì thế, có nhiều mẹ đã xử lý chưa đúng cách.
Lạnh run người là hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị lạnh run người. Trẻ bị lạnh run người có thể do biến đổi của thời tiết, phản ứng của cơ thể với thay đổi của môi trường xung quanh hoặc cũng có thể trẻ bị sốt do bệnh lý. Vậy trẻ em bị lạnh run người nhưng không sốt nguyên nhân do đâu và cần xử lý như nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trẻ em bị lạnh run người nhưng không sốt là gì?
Trẻ em bị lạnh run người hay còn gọi là ớn lạnh nhưng không sốt là hiện tượng thường xảy ra khi cơ thể trẻ bị lạnh đột ngột, đặc biệt là vào ban đêm trẻ rất dễ gặp phải hiện tượng này.
Trẻ bị lạnh run người nhưng không sốt, thường là biểu hiện lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần phải theo dõi quan sát các triệu chứng và tình trạng của trẻ để tìm ra nguyên nhân cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả, đảm bảo sự an toàn.
Trẻ em bị lạnh run người nhưng không sốt nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ em bị run lạnh người nhưng không sốt, có thể từ môi trường hoặc từ chính cơ thể của trẻ. Theo các chuyên gia, hiện tượng trẻ nhỏ bị lạnh nhưng cơ thể không sốt thường do các nguyên nhân sau đây gây ra. Bậc cha mẹ cần nắm bắt để biết cách xử lý đúng cách khi gặp phải hiện tượng này.
Trẻ em bị hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt ở trẻ em là tình trạng nhiệt độ cơ thể trẻ bất thường và giảm thấp xuống dưới 35o C. Khi trẻ bị hạ thân nhiệt, trẻ sẽ có các biểu hiện như: lạnh run người, nổi da gà, rùng mình liên tục, cơ thể cảm thấy không đủ ấm, người run lẩy bẩy, môi thâm hoặc nói lắp.
Ngoài ra, khi trẻ bị hạ thân nhiệt quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ nói ấp úng, mất thăng bằng, nhịp tim của trẻ có thể giảm hoặc loạn nhịp. Với những trường hợp trẻ bị nặng hơn sẽ bị khó thở, da xám lạnh, thậm chí chức năng phối hợp các động tác bị suy giảm.
Do đó, khi thấy con bị lạnh run người nhưng nhiệt độ không tăng cao, cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ. Đồng thời quan sát các biểu hiện của trẻ để có biện pháp can thiệp sớm nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
Trẻ em bị thiếu máu
Thiếu máu chính là “thủ phạm” gây nên những cơn ớn lạnh, rùng mình khó chịu ở trẻ em. Khi cơ thể trẻ bị thiếu máu, trẻ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, bên cạnh đó trẻ thường xuyên bị rùng mình, nổi da gà hay bị lạnh run người.
Thiếu máu ở trẻ em, có thể do tình trạng ăn uống không đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, hoặc có thể do yếu tố di truyền. Ngoài ra, trẻ bị thiếu máu còn có thể do các bệnh lý về tim mạch gây ra.
Nếu cha mẹ thường xuyên thấy trẻ bị lạnh run người nhưng không sốt, thì cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, có hướng điều trị phù hợp.
Trẻ em bị hạ đường huyết
Nếu như lượng insulin trong máu của trẻ tăng cao nhưng cơ thể lại không sản xuất đủ glucose hoặc trẻ không được ăn uống đầy đủ để duy trì mức glucose tối thiểu thì sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết ở trẻ nhỏ.
Khi trẻ bị hạ đường huyết sẽ gây ra cảm giác lạnh run người, nổi da gà, đổ mồ hôi, dễ cáu gắt, tay chân run lẩy bẩy, chóng mặt buồn nôn,…
Hạ đường huyết hay tụt đường huyết là một trong số những nguyên nhân trực tiếp gây ra cảm giác ớn lạnh ở trẻ em mà trẻ hay gặp phải. Khi thấy những biểu hiện trên, cha mẹ không nên chủ quan mà cần quan sát kĩ thêm các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
⇨ Xem thêm: cách hạ sốt cho trẻ 40 độ
Trẻ bị suy dinh dưỡng
Chỉ số chất béo trong cơ thể của trẻ thấp sẽ khiến cho khả năng giữ nhiệt của cơ thể bị hạn chế. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ thường phải gặp các vấn đề về sức khỏe như: mệt mỏi, thiếu tập trung, khó ngủ, da nhợt nhạt xanh xao, sức đề kháng cơ thể yếu.
Đặc biệt, trẻ em bị suy dinh dưỡng thì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi cơ thể của trẻ không có đủ lượng chất béo để duy trì thân nhiệt, trẻ sẽ thường xuyên có cảm giác lạnh run người khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường thấp, hoặc sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ xung quanh.
Trẻ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc
Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ bị lạnh nhưng không sốt có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Việc tự ý bổ sung các thực phẩm chức năng hoặc sử dụng thuốc quá liều theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến trẻ bị tác dụng phụ. Và hiện tượng trẻ bị rét nhưng không sốt là một trong những tác dụng khá phổ biến.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ không được tự tiện bổ sung các loại thực phẩm chức năng cũng như không được sử dụng thuốc quá liều theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ ảnh hưởng bởi cảm xúc của bản thân
Khi trẻ em gặp một vấn đề tác động đến cảm xúc bao gồm cả cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực, trẻ sẽ có cảm giác lạnh rùng mình hoặc nổi da gà. Bởi khi cảm xúc của trẻ bị ảnh hưởng, thì sự gia tăng đột biến adrenaline (hormone có tác dụng trên thần kinh giao cảm, giữ cho cảm xúc của con người ổn định) có thể khiến trẻ có cảm giác lạnh rùng mình.
Ví dụ, khi trẻ cảm thấy sợ hãi lượng adrenaline trong máu sẽ gia tăng và cơ thể trẻ sẽ phản ứng với sự gia tăng đó, khi đó hiện tượng trẻ em bị lạnh run người nhưng không sốt sẽ xuất hiện.
Trẻ bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh
Trẻ em bị lạnh run nhưng không sốt, ngoài các vấn đề xuất phát từ cơ thể trẻ thì môi trường xung quanh như nhiệt độ, thời tiết cũng là nguyên nhân khiến trẻ có hiện tượng trên.
Khi thời tiết quá lạnh hay nhiệt độ môi trường quá thấp, cơ thể trẻ không được đảm bảo đủ ấm, trẻ sẽ có cảm giác lạnh run nhưng không bị sốt. Nguyên nhân là do làn da của trẻ mỏng hơn người trưởng thành. Vì vậy, khi nhiệt độ cơ thể của trẻ có sự chênh lệch quá mức quy định với nhiệt độ xung quanh, trẻ em sẽ bị lạnh.
⇨ Bài viết liên quan:: cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất
Khi trẻ em bị lạnh run nhưng không sốt cha mẹ cần làm gì?
Trẻ bị lạnh run người, thân nhiệt không cao, không kèm thêm các dấu hiệu bất thường khác. Cha mẹ không cần phải quá lo lắng, cha mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này tại nhà bằng các giữ ấm cơ thể cho trẻ.
Nếu trẻ bị lạnh rùng mình nhưng không sốt xuất phát từ nguyên nhân sinh lý thì lúc này cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể trẻ từ những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần giúp con luôn có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, đồng thời kết hợp với việc vận động, nghỉ ngơi hợp lý.
Trong trường hợp trẻ bị lạnh run nhưng không sốt diễn ra thường xuyên và xuất hiện từ nguyên nhân bệnh lý. Cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân. Căn cứ vào kết quả bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn.
Ngoài ra, để đảm bảo tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ, phát hiện sớm ra các bệnh lý (nếu có) để xử lý sớm, hiệu quả, cha mẹ cần thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ thường xuyên tại các cơ sở y tế chuyên về khoa nhi.
Hy vọng thông qua nội dung bài viết, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn và hiện tượng trẻ em bị lạnh run nhưng không sốt. Cùng với đó là cách xử lý khi trẻ bị ớn lạnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi!